Tham khảo Tô Định Phương

  1. ^ Cựu Đường thư (CĐT) quyển 83 liệt truyện 33 Tô Định Phương truyện, chép như trên. Tân Đường thư (TĐT) quyển 111 liệt truyện 36 Tô Định Phương truyện chỉ chép một cách lược giản tên của ông là Tô Định Phương.
  2. ^ C/TĐT, tài liệu đã dẫn (tlđd), đều chép Định Phương là "người Vũ Ấp, Ký Châu"; TĐT q.111, tlđd chép thêm "về sau dời đến Thủy Bình". Quận Thủy Bình ở Hoa Bắc được đặt vào đời Tây Tấn, trị sở tại Hòe Lý, nay là đông nam Hưng Bình, Hàm Dương, Thiểm Tây, bị phế vào niên hiệu Thái Bình Chân Quân (440 – 451), thời Bắc Ngụy Đạo Vũ đế, đời Nam Bắc triều, như vậy họ Tô đã dời nhà đến Thiểm Tây từ nhiều thế hệ trước. C/TĐT, tlđd đều chép Tô Ung lãnh đạo người trong làng đánh dẹp các lực lượng nghĩa quân xâm phạm "bản quận", thành ra không rõ "bản quận" ở đây là nơi nào. Xét các lực lượng khởi nghĩa Trương Kim Xưng, Dương Công Khanh hoành hành chủ yếu ở Hà Bắc, nên "bản quận" có lẽ là Vũ Ấp.
  3. ^ CĐT q.83, tlđd chép cụ thể rằng Định Phương "tự tay chém Trương Kim Xưng"; TĐT q.111, tlđd, không có chi tiết này.
  4. ^ CĐT q.83, tlđd chép đoạn này; TĐT q.111, tlđd, không chép.
  5. ^ Chi tiết về thời gian dựa theo Tư trị thông giám (TTTG) quyển 200, Đường kỷ 16.
  6. ^ CĐT q.83, tlđd chép là Hằng Đốc, TĐT q.111, tlđd chép là Đát Đốc. TTTG, tlđd dựa theo CĐT.
  7. ^ TĐT q.111, tlđd chép Trình Tri Tiết bị kết tội chết, giảm còn miễn quan. CĐT q.83, tlđd chép Vương Văn Độ bị kết tội chết, giảm còn trừ danh. TTTG, tlđd chép Tri Tiết bị miễn quan, Văn Độ bị kết tội chết, đặc trừ danh. Theo pháp luật nhà Đường, "trừ danh" tức là miễn quan, 6 năm sau mới được dùng lại; "đặc trừ danh" nhẹ hơn, 3 năm sau được dùng lại. Theo CĐT q.199 thượng, liệt truyện 149 thượng, Bách Tế truyện/ TĐT q.220, liệt truyện 145, Bách Tế truyện/ TTTG, tlđd, Văn Độ tham gia chinh phạt Bách Tế vào năm Long Sóc đầu tiên (661), nên ông ta chỉ bị "đặc trừ danh". Xét ra, Tri Tiết bị miễn quan vì chậm trễ không đuổi kịp giặc, Văn Độ là cấp phó nên được nhẹ tội hơn, cho dù đó là chủ ý của ông ta; nhưng Văn Độ bị kết tội chết là do làm giả chiếu thư - C/TĐT và TTTG đều chép chi tiết này – mà lại được tha bổng, thì dường như chiếu thư là có thật.
  8. ^ CĐT q.194 hạ, liệt truyện 144, Đột Quyết truyện hạ chép quan chức của Định Phương lúc này là Hữu đồn vệ tướng quân - vốn là tướng hiệu trước khi ông lên đường - cho thấy Định Phương không được thăng/thưởng gì sau khi trở về, tương ứng với việc phần liệt truyện trong C/TĐT, tlđd đều không chép gì.
  9. ^ TĐT q.111, tlđd chép "tiến đến sông Duệ Hý" [17] TTTG, tlđd chép là "tiến đến bờ tây sông Duệ Hý" dựa theo CĐT q.194 hạ, tlđd; CĐT q.83, tlđd chép "tiến đến bộ lạc Đột Kỵ Thi" (Turgesh). TĐT q.111, tlđd chép lược giản rằng Hạ Lỗ có 10 vạn quân, CĐT q.83, tlđd chép cụ thể 4/5 thành viên Đốt Lục và 5 Nỗ Thất Tất (không liệt kê), mà không nhắc đến Đột Kỵ Thi – Ha La Thi xuyết. Từ đó cho thấy, mục tiêu của Tô Định Phương là bộ lạc Đột Kỵ Thi, địa bàn của họ là ở sông Duệ Hý; còn mục tiêu của Hạ Lỗ là cứu viện bộ lạc Đột Kỵ Thi.
  10. ^ Theo Tùy thư, Liệt truyện 49, Tây Đột Quyết truyện, sau khi hãn quốc Đột Quyết phân liệt ra 2 nước Đông – Tây, Đông Đột Quyết vẫn gọi là Đột Quyết; Tây Đột Quyết còn gọi là Thập Tiễn (Onoq), bởi sự tích về người có công mở mang bờ cõi Đột Quyết về phía tây - Thất Điểm Mật (chữ La Tinh: Estemi, ? - 575), khi còn là Thiền vu - đã chia 10 mũi tên cho 10 tù trưởng bộ lạc dưới quyền, tức là 10 họ Tây Đột Quyết (ngoài ra còn nhiều bộ lạc khác). Theo CĐT q.194 hạ, tlđd/TĐT q.215, liệt truyện 140, Đột Quyết truyện hạ, 10 họ Tây Đột Quyết tham gia bàn bạc quốc sự với Khả Hãn chia làm 2 sương (nhánh): tả (hay đông) là Đốt Lục (Duolu), hữu (hay tây) là Nỗ Thất Tất (Nushibi) – theo Peter B. Golden (chủ biên), Haggai Ben-Shammai, Andras Rona-TasThe World of the Khazars – được ngăn cách bởi sông Sở (Chu), mỗi nhánh 5 bộ lạc. Tù trưởng của 5 Đốt Lục mang hiệu Xuyết (chor): Xử Mộc Côn – Luật, Hồ Lộc Cư/Ốc - Khuyết (TTTG chép là Ốc), Nhiếp Xá Đề - Thôn, Đột Kỵ Thi - Hạ La Thi, Thử Ni Thi - Xử Bán; tù trưởng của 5 Nỗ Thất Tất mang hiệu Sĩ Cân (erkin): A Tất Kết - Khuyết, Ca Thư - Khuyết, Bạt Hàn Cán - Thôn Sa, A Tất Kết - Nê Thục, Ca Thư - Xử Bán.
  11. ^ CĐT q.83, tlđd không chép đoạn này, CĐT q.194, tlđd lại có chép, TĐT q.111, tlđdTTTG, tlđd đều có chép.
  12. ^ Theo Tự điển Thiều Chửu, Vua không ngự ở chính điện mà ra ngự ở nhà ngoài gọi là lâm hiên.
  13. ^ CĐT q.83, tlđd chép "3 nước Sơ Lặc, Chu Câu Bàn, Thông Lĩnh". TĐT q.111, tlđd chép "3 nước Sơ Lặc, Chu Câu Ba, Hát Bàn Đà". TTTG, tlđd chép "3 nước Sơ Lặc, Chu Câu Ba, Yết Bàn Đà".
  14. ^ C/TĐT, tlđd chép là "Diệp Diệp Thủy"; TTTG, tlđd chép "Nghiệp Diệp Thủy" [18].
  15. ^ CĐT q.83, tlđd chép 500 hộ, TĐT q.111, tlđd chép 300 hộ.
  16. ^ TTTG, tlđd, Hồ Tam Tỉnh chú: "Tân thư chép [Thần binh đạo]" … "khảo dị rằng: Định Phương truyện, Tân La truyện ở Cựu thư đều kể Định Phương làm Hùng Tân Đạo đại tổng quản. Định Phương truyện ở (Cao Tông) thực lục cũng kể như vậy. Nay dựa theo thực lục vào năm này, (Cao Tông) bản kỷ ở Tân Đường thư. Lại có bản kỷ ở Cựu thư, Đường Lịch đều kể [ngày Quý hợi tháng 12 năm thứ 4, lấy Định Phương làm Thần Khâu Đạo đại tổng quản, Lưu Bá Anh làm Ngu Di Đạo hành quân tổng quản]. Xét Định Phương khi ấy đánh dẹp Đô Mạn, chưa làm Thần Khâu Đạo tổng quản, Cựu thư, Đường lịch đều lầm. Nay dựa theo thực lục."